Cô ơi em nên học TOEIC hay IELTS hay B1.

Cô Linh Trả lời:

  1. Nếu mất gốc, thì học TOEIC lên 700 thì tính tiếp như câu 1.
  2. Nếu trường VNUA có đầu ra B1 thì B1 của trường cũng không có giá trị với các công ty khi các em xin việc đâu. Mà cô nói luôn

– “không phải cứ ra được trường là có trình B1 thật, 90% là ôn tủ hoặc học tăng cường.

– Nhiều bạn kém tiếng Anh sợ không ra được trường, rồi nghe nói B1 nó lại 4 kĩ năng nên là sồn sồn lên đăng kí học tăng cường túi bụi, thực ra việc học tăng cường phải hiểu cho đúng là họ thu học phí hai lần cho môn tiếng Anh và đảm bảo bạn qua nhưng sau tất cả “ngu vẫn hoàn dốt mà thôi”. Mị học sinh. Hãy tỉnh tảo.

Câu 3: Cô ơi em sợ đi học tiếng Anh và cả việc học trên trường em không cân đối được em sợ không làm tốt cả hai. Em muốn tập trung vào chuyên ngành trước.

Trả lời: Ngu. Max ngu nhé.

Tôi bằng giỏi đây, nhưng không có tiếng Anh có bốc shit ăn vả hết. Có bạn còn vừa đi làm thêm, vừa học bổng vừa học tiếng Anh vẫn ngon ơ á. Quản lý được tất. Học tiếng Anh thì vào buổi tối, 9h tối là kịch kim. Thời gian đó ở nhà, đa số ngồi bốc phét, hoặc đi bộ uống “bụi phố” chứ học quần qè đâu. Thề đi, tôi từng làm sinh viên tôi quá hiểu. 99 % sinh viên chỉ học tháng thi học kì. Về cơ bản chúng nó mới được tư do,nên tối thích chơi, thích ăn, thích mặc quần siêu ngắn đi lượn để vượt trai ahihi. Chứ cứ bảo không có thời gian. Có thời gian cũng có học qoái đâu. Đừng lừa dối bản thân, đừng nhân danh thời gian để che lấp đi sự lười nhắc và ngại cố gắng của mình.

Tôi cũng không làm được như những gì tôi khuyên các bạn đâu. Nên cũng hơi nóng gáy đoạn này. Nhưng nếu được một lần học lại đại học thương mại, tôi sẽ đi học tiếng Anh trước cả khi nhập học kì đầu tiên, tôi mất gốc nên tôi sẽ đi học hai lần, ba lần, tôi thích cảm giác 9h30 tối vẫn đứng ở bến xe bus, bụng thì đói nhưng hôm nay, khi mà lũ bạn của tôi đang ở nhà no nê sạch sẽ nhưng thực ra đầu chẳng có mẹ gì, tôi hơi mệt, hơi tã nhưng hôm nay lớp tiếng Anh của tôi rất vui, tôi nói được mấy câu tiếng Anh đơn giản thôi là cũng hạnh phúc lắm rồi.

Chúng ta thường hứa sang năm 2 sẽ học, sang năm hai thì lại bảo kì này học phí cao để hè học, và rồi 4 năm đại học trôi qua như chó chạy ngoài đồng, thời gian không đợi ai cả, bạn cứ về quê, bạn cứ đi làm thêm ,bạn cứ thi cử vài lần là thấy ngày mình sắp bị đuổi ra khỏi trường lại càng đến gần. Cái cảm giác năm cuối bạn lo lắng vì chưa biết xin việc ở đâu, muốn học tiếng Anh nhưng phải đi thực tập, phải làm khóa luận đồ án, bận, với lại bản thân bạn là người mất gốc, không phải học trong vài tháng mà có kết quả rõ rệt, mà lại dính tí yêu đương vào nữa là thôi, tất cả mong muốn sẽ chỉ chuyển được vào hai từ “ Để sau” . Nhiều lắm rồi.

Bạn đại hỏi cô, cô vừa đi đường vừa xem vở không.

Trả lời: Không em ạ vì sợ chết. Tai nạn đấy

Nhưng cô luôn luôn tự suy nghĩ trong đầu, hôm nay cô học gì. Cô rèn cho não cô khả năng tự tổng hợp kiến thức, cô lên kế hoạch cho việc học mà không cần viết ra. Ví dụ, đang trên đường, cô tưởng tượng về nhà mình phải tắm cái này, rửa bát. Dọn dẹp chỉ trong dưới 20 phút. Lên bàn học nghe nhạc tí rồi cô sẽ học môn gì, hôm nay cô giáo giao gì, cho nên là cô chỉ hoc 30 phút là xong cả. Còn nhiều bạn, cô đảm bảo, ngồi vào bàn học cũng không biết sẽ phải học cái gì. Khả năng tự tổng hợp thông tin quá kém

Chân lý: Không phải cứ lúc nào ngồi vào bàn học mới là học bài nhé. Lúc cô học TOEIC, cô chỉ cầm điện thoại một ngày cô cũng làm được 200 câu trắc nghiệp. Bản thân cô thấy là việc ngồi vào bàn học hơi stressful. Cầm bút cũng hơi mệt và mỏi nữa. nên cô sẽ tự tư duy bằng não. Đó là cách cô học để được bằng giỏi đại học và 8/8 kì học bổng, rất nhẹ nhàng không phải thức khuy dậy sớm học sút thịt sút cân gì cả. Ngay cả bây giờ, khối lượng công việc lớn hơn, cô lúc ăn cô cũng nghĩ, chiều sẽ làm gì. Giống kiểu” 20 % thời gian cho việc lên kế hoạch quyết định 80 % kết quả. Pareto các em nhé.

Tags:

Trả lời