Chương 2: Lên đại học rồi chơi đã, học cấp ba mệt rồi.

Lên đại học rồi chơi đã, học cấp ba mệt rồi.

Đó là tư tưởng được truyền lại bởi nhiều nguồn, có thể thậm trí đến từ những anh chị khóa trên, từ ngày chúng ta đỗ đại học, một quãng thời gian khá dài vài tháng cho tới ngày nhập học, đầu học không học tập gì cả, mà chúng ta lại chơi cho hết kì một năm nhất nữa thì lúc bắt đầu vào học phải mất thời gian não chúng ta với quay lại với guồng như ngày cấp ba được, đang chăm lười một tí thì nó dễ, chứ đang lười mà chăm là nó khác lắm bạn, khi bạn còn đang nghĩ, “thôi xõa đã” thì các bạn của bạn đã cách xa bạn rồi, có đứa thì đã tìm được trung tâm tiếng Anh để theo học, có đứa đã tham dự được 3,4 hội thảo định hướng cho tân sinh viên, có đứa đã đi làm thêm được hai tháng và quen với nhịp sống ở thủ đô rồi. Chẳng có thời gian nào cho nghỉ ngơi cả.

Chơi tận tới cuối kì, xong rồi lúc thi còn chưa hình dung được các môn học như thế nào, mới đỗ đại học bố mẹ mua cho con smart phone, tò mò lắm, lọ mọ thử đủ thứ, đi học thì chỉ điểm danh rồi cầm ô về, nấu cơm ăn xong ngủ tới 4h giờ chiều lại dậy dọn phòng rồi nấu ăn tiếp. Thế là hết ngày. Kì đầu tiên nó bết bát quá, về ăn tết với tinh thần hơi có lỗi với bố mẹ, và nghĩ rằng thôi kì sau sẽ cố gắng hơn. Rồi liệu không biết “ sự tự hứa” đó có làm nổi không khi đã quen với đà bỏ bê bài vở, ngủ nướng, đi học theo tinh thần “điểm dannh là chính” kiến thức không đọng chữ nào. Lâu dần não nó không thực sự học tập như thời cấp ba nữa. Nó bị chậm tiếp thu đi và lười suuy nghĩ và tư duy hơn. Xưa học cấp 3 quen sự giám sát chặt chẽ của thầy cô và bố mẹ nên không vào guồng cũng không được, giờ lên đại học rồi, bố mẹ cũng tự hào và tin tưởng hơn, mà cũng chẳng bao giờ nhà trường gửi điểm về nhà, bố mẹ thì không biết internet cũng không truy cập bao giờ, cứ tưởng con mình vẫn học giỏi như ngày cấp 3. Nhưng ai biết đâu được sự thật là toàn thi lại, hoặc dc  “ hai phẩy” hoặc suýt khá, rồi chỉ học với tinh thần “tao chỉ mong qua”.

Cái ra giá phải trả cho việc xả hơi

Chỉ mất 21 ngày não sẽ hình thành cho chúng ta một thói quen, nếu bạn quen với việc biij điểm thấp, quen với việc đi học không hiểu bài trong một kì, có thể kì 1 bạn còn lo lắng, chứ sang kì hai, các kì tiếp theo, cảm giác áy náy với chính mình với bố mẹ sẽ giảm dần, rồi tự lúc nào bạn quen với việc, mình không thích học đại học, và mình không quen với cách học ở đây, hay nào là do cách giáo viên ở đây dạy khó hiểu không như các thầy cô ở cấp ba nên bạn không hiểu được là phải. Có nhiều bạn học không được như ý thì sinh ra bất mãn, kiểu ghét môi trường học đại học, hoài niệm về cấp ba, tư tưởng đỗ lỗi không chịu thích nghi và nhìn ra yếu kém của bản thân.

sách cẩm nang cho sinh viên

Một kì kém không sao cả, nhưng nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần và thái độ học tập của bạn cả bốn năm. Đầu suôi thì đuôi mới lọt, ngay cái năm nhất, khi đầu óc bạn còn ngùn ngụt ý chí vươn lên, nhiều niềm tin cho ước mơ và tương lai mai này, mà lại kết quả lại như thế, sẽ bị ảnh hưởng đấy, ví như mình, ngay kì một mình đã có học bổng rồi, bố mẹ mình rất vui và mình cũng rất tự tin rằng đại học không hề khó, mình hoàn toàn có thể chinh phục được ngay trong cái gì mới mẻ, chân ướt chân giáo này nhất. Chúng ta chưa có gì trong tay, chúng ta cần nhận được niềm tin từ cha mẹ và bạn bè. Hơn bất kì điều gì đó chính là kết quả học tập.

 

Trích sách: “Phương Pháp học Đại Học cho sinh viên”

Đăng kí nhận sách: 0973 983089. 

Có vấn đề gì cần hỏi gì zalo cô số trên nhé!

Trả lời