Chương 2 Học Nông Nghiệp có cần giỏi tiếng Anh không?

Dân VNUA có cần giỏi tiếng Anh không?

 

Vấn đề 1: Đa số các bạn tân sinh viên đều bỏ khoảng vài triệu đi học tiếng Anh và đa số là không có kết quả.

Vì sao:

-Đi học thử người ta chốt sale bán hàng, ưu đãi ghê quá rồi đăng kí, về xin một cục của bố mẹ đóng xong rồi học được mấy hôm có việc bận bảo lưu rồi không biết mùa quýt nào quay lại, thường là bỏ luôn. Hậu quả là, tiền mất tật mang, mang tiếng xin tiền bố mẹ đi học xong không đến nơi đến chốn sang đến năm hai năm ba muốn học xin tiền ba mẹ cũng ngại và cũng có chút hơi ngại ngại và mất niềm tin vào trung tâm tiếng Anh. Vì đơn giản bạn chưa thực sự sẵn sàng nên dù trung tâm tốt đến mấy bạn cũng không thích ứng kịp bởi cuộc sống tân sinh viên nhiều bỡ ngỡ khiến bạn không loading được và sẵn sàng bỏ qua nó.

Lời khuyên:

Chỉ thực sự đăng kí học với giáo viên có chuyên môn giỏi thực sự.

Chỉ đăng ký sau khi đã suy nghĩ kĩ chứ không cảm xúc đăng ký ở hội thảo.

Hãy tìm hiểu kĩ trung tâm tiếng Anh đặc biệt là cô giáo dạy mình là người như thế nào.

Hãy theo một lộ trình rõ ràng, và xin được học lại để chắc kiến thức và thường học lại học phí cũng siêu rẻ hơn. Tiếng Anh không thể giỏi trong một sáng một chiều được, học lại không phải là do mình ngu, học lại là để tần xuất được luyện tập cao hơn. Hãy thông minh trong việc chọn giáo viên của mình. Đừng vì cảm xúc của một buổi học mà quyết định vội vàng. Chọn vợ nhầm là khổ con khổ mình, chọn Thầy nhầm là hỏng cả tương lai. 

 

Vấn đề 2: Quá lo sợ việc thi đầu vào đầu ra B1 của trường nên đăng kí học tăng cường vô tội vạ, làm giàu cho thầy cô trong khi mất bao nhiêu tiền đầu vẫn rỗng tuếch.

 

Hiện thực:

-Dù em có ra được trường, có thi được B1 của trường nó cũng không và chưa bao giờ đảm bảo cho em em giỏi tiếng Anh và được nhà tuyển dụng nhận, vì biết bao thế hệ sinh viên VNUA ra trường, đếm xem được bao nhiêu bạn giỏi tiếng Anh thực sự từ đào tạo nhà trường, chị không nói xấu trường mình và thầy cô, những trường quần què nào cũng vậy cả thôi, cách đào tạo của các cô chỉ áp dụng cho đứa nào siêu giỏi thì mới hiểu được, kiểu như 12 năm xuất sắc tiếng Anh thôi, mà nói chung đã giỏi thì cần gì đi học nữa. Còn tụi em toàn mất gốc hoặc có gốc như không, ý chị mảng là mảng giao tiếp, nên hãy chủ động tự học bên ngoài.

Lời khuyên

 

Học TOEIC trước đừng học IELTS (tất nhiên có ngoại lệ).

 

Vì sao, đa số anh em vào vnua là dân không chuyên anh, nên kiến thức nền yếu, học IELTS chắc 5 năm mới được 7 chấm còn TOEIC thì chỉ cần 6 tháng nửa năm là có được bảng điểm 600 đến 700 rồi, thi TOEIC cũng rẻ hơn nữa, IELTS nó tàn nhẫn lắm quật nát trong ngày học đầu tiên nản rồi lại bỏ cuộc thôi.

Câu chuyện của chị: Chị dân khối A, dốt tiếng Anh, ra trường 2014 rồi vẫn ngu, chị học phát âm xong, học TOEIC, TOEIC sẽ dễ lên điểm nên chị thi 9 lần theo thứ tự:750=>800 840=>860=>865=>865=>865=>905=>930.  Lên Google gõ nỗi đau thành cô Nasao sẽ ra clip hiểu rõ hơn về chị nhé. Tóm lại bài học chị nhận ra là, học TOEIC lên trình nhanh hơn, chị có cảm giác chiến thắng mỗi khi điểm tăng, còn IELTS nó mù mịt quá giờ học IELTS chị mới thấy việc học TOEIC nên học trước, công với bài thi TOEIC nó được thiết kế dành riêng cho những người nhân viên văn phòng, một người đi làm, đa số các em là sẽ không đi du học, mà có đi thì sau này học IELTS sau, nên có được bảng điểm TOEIC 700 khi hết năm nhất là điều rất nên. Tổng chi phí cho cái này khoảng 4.5 triệu gồm 1 triệu tiền thi. Ở VNUA này có thầy Đạt bên The English house, có chị, và có chị Nguyên bên Rio dậy, các em có thể tham khảo. Chị rất khách quan, chị thấy ai có năng lực dậy được TOEIC thì chị giới thiệu cho các em, còn các trung tâm dạy phát âm abc thì đa số giáo viên không có bằng chuyên môn cao, chủ yếu biết chút phát âm… còn về Homestay thì tốt cho bạn nào có nền tảng vào thực hành, nhưng đó theo chị là môi trường không học thuật. Chị viết cái này khá nhạy cảm láo nháo lại ăn phốt nhưng chị biết các em sẽ dễ bị nhầm lẫn. Học TOEIC từ đầu năm nhất là điều rất nên, xong có kiến thức rồi học giao tiếp cũng được, còn không thì có thể học phát âm một khóa rồi học TOEIC luôn.

Học vnua co can gioi tieng anh
lớp toeic của cô Linh nasao khai giảng hàng tháng

Tiếng Anh bao là vậy, mà em thì dốt, học biết bao giờ cho giỏi mà nhà em lại không có điều kiện đầu tư lâu dài.

 

Giải pháp:

-Đăng kí 2.3 khóa ở 1 trung tâm, chắc là được giảm tiền, học xong xin học lại, xin làm trợ giảng quét lớp trực nhật, đi lấy tài liệu nói chung là chân sai vặt cũng được, rồi kiên trì ít nhất một năm, lúc đó vừa được đi học mỗi tối học phí rẻ, vừa được học lại (khi đã là trợ giảng) không mất tiền, thay vì về quê, uống trà chanh đi chơi chém gió, thì múi mặt ở trung tâm tiếng Anh, từ 6h30 tới 9h tối, eo ôi chị kể cho các em câu chuyện thật của chị nhé.

Năm cuối đại học, bố mẹ chị ko có tiền cho chị đi học, chị vay được mỗi đứa bạn 500k đi học tiếng Anh tổng là 3.6 triệu, đóng mãi mới hết, chị học ở Langmaster học vèo cái hết xừ một khóa rồi, người ta bảo phải học tiếp, chị không có tiền, nhưng mình vẫn ngu lắm không có đủ điều kiện đi làm trợ giảng, thế là chị nói dối chị gái chị, cho em vay tiền học hè,( thực ra không phải học hè) chị xin chị chị được 2 triệu còn thiếu 1.6 triệu nữa chi đóng dần, mỗi lần đi học bị giáo viên nhắc chưa đóng học chị cũng hơi đỏ mặt cơ mà kệ, kiểu gì hết khóa chị cũng có đủ tiền đóng, cứ đi học đi đã, xong rồi chị xin làm Coach ( trợ giảng) nhưng mà chị bị trượt vì chuyên môn non quá. Chị khóc và thất vọng lắm nhưng không bỏ cuộc, chị tìm trên mạng và lùng ra những câu lạc bộ để theo xong rồi cuối cùng chị cũng biết được một trung tâm mới mở, chị tới chị show hết tất cả mọi thứ được học ở Langmaster ra nhưng mà cuối cùng họ cũng không nhận chị họ bắt chị học tiếp, chị lại đóng 1 triệu 250k học phí nữa. Dù là trùng lịch học trên trường năm cuối nhưng chị vẫn quyết tâm đi, vì chị nghĩ  kiểu gì mà chẳng ra được trường, đằng nào cũng sẽ bằng giỏi rồi, còn nếu tiếng Anh không học thì vẫn số 0 thôi, thế là đi học, cố gắng năng nổ tích cực xung phong lên bảng để được chú ý để được ở lại làm trợ giảng, nhưng mà chị là người Thanh Hóa, người ta không thích chị lắm các em ạ, có lần đuổi khéo chị nhưng mà chị vẫn nhịn nhục xin ở lại, rồi cuối cùng chị được nhận làm trợ giảng không lương, sau đó lên được 30k rồi 70k/1b. Nhưng lúc đó chỉ biết động viên mình bằng cách, người ta còn phải đi học mất tiền, mình đi học thì còn được tiền được học, lợi quá còn gì, thế rồi cứ vài lớp trôi qua, trình độ chị lên vì chị ở cương vị giảng lại cho người khác (theo nghiên cứu, khi chúng ta truyền đạt lại cho người khác, chúng ta sẽ nhớ tới 90% nội dung). Thế rồi dần dần mình giỏi phát âm, ngay cả việc học TOEIC, chị cũng giúp đỡ các bạn trong nhóm học hằng ngày up bài lên rồi giải cho mọi người, mọi người khen chị nhiệt huyết, nhiệt tình thế là chị càng có động lực hơn, thế là con đường học TOEIC trở nên đỡ kinh khủng hơn. 

 

Đừng học tiếng Anh vì ngành mình nó cần.

 

Có nhiều bạn vẫn hiên ngang nói rằng, ngành em không cần tiếng Anh nên em không cần học. Thực ra không có ngành nào cần hay không cần, ngay cả khi bạn làm ngay chính trong công ty nước ngoài cũng có bộ phận không dùng tiếng Anh bao giờ, và cũng có những công việc tưởng chừng không bao giờ dùng lại dùng bạn không biết. Chúng ta đừng thực dụng quá việc học. Có một người hỏi chị, chị ơi, có nhiều môn học trên đại học em thấy thực sự không cần thiết, em muốn trở thành một doanh nhân sao em lại cứ phải học môn triết môn Mác làm gì? Chị chỉ biết nói với bạn ấy, em biết không thực ra khá là khó để tìm được cái gì mà em thực sự có cần cho thực tế hay không, nhưng nếu không các môn học đó, não của em không được tôi luyện thì chắc gì em đã có được tư duy như bây giờ. Hãy học tiếng Anh đơn giản vì mình muốn rèn luyện não của mình, lúc bắt đầu học tiếng Anh chị cũng không thực dụng tới mức học để đi dậy sau này, chỉ đơn giản sẽ hết mình học hết những gì thầy cô chỉ bảo, rồi tất cả những điều đó lại là thứ giúp chị kiếm cơm sau này. Có những cái không lường trước được và may mắn đôi khi là đến từ sự chuẩn bị tốt.

 

Đừng học tiếng Anh vì bố mẹ hay bạn bè đổ xô đi học. 

 

Có nhiều bạn đi học tiếng Anh vì phong trào, thấy bạn bè đi học, nghĩa là bạn ấy không rõ động cơ học tiếng Anh của mình là như thế nào, và chắc chắn đa số những bạn học sinh bỏ cuộc trong việc học tiếng Anh hầu hết là do người không thể hiểu vì sao mình cần học, động lực tới từ bên ngoài không phải từ bên trong. 

Khi bạn không biết vì sao mình học, cũng sẽ không biết vì sao mình cần làm bài tập, nên cái việc đi học nó rất là đáng ghét. Rồi bạn chỉ mong cho lớp được nghỉ hoặc mau bế giảng, sau này kể cả thời điểm bạn thực sự muốn học bạn cũng hơi ghê cảm giác ngày xưa đi họp. Vạn sự khởi đầu nan. Hãy thực sự sẵn sàng và hết mình ngay từ lần đầu tiên.