Chương 1: Bẫy tư duy bằng cấp

Khi bạn đang đọc cuốn sách này, nghĩa là bạn đã là một sinh viên, dù cao đẳng hay đại học, dù chính quy hay dân lập, bạn đã hoàn thành xong cấp 3 và số phận đưa bạn tới một chuyên nghành của một trường đại học. tôi 93 không biết hơn các bạn nhiều tuổi không, nhưng cách đây 10 năm thời tôi thi đại học, thi đỗ đại học và được đi học đại học vẫn còn là thứ gì đó rất hoành tráng và đáng trân trọng. Vẫn có những buổi liên hoan cho những sĩ tử đã thi đỗ đại học, vì với những cha mẹ là nông dân như gia đình tôi, đây có thể là một cơ hội đổi đời.

Lỗi tư duy quy chụp

Nhưng bạn biết không, lần thứ 2 tôi bước chân ra Hà Nội sau lần 1 đi thi, từ Thanh Hóa ra tới thủ đô, dù say xe khách lắm, nhưng trong ý chí của tôi, nghi ngút và hừng hực về sự cố găng còn lớn hơn cả thời tôi chiến đấu học cấp ba và ôn thi đại học. Tôi hi vọng về một cuộc sống sinh viên, như trong những bộ phim hàn đã được xem, tôi tin mọi thứ phía trước đều khiến tôi được truyền cảm hứng. Nhưng những ngày đầu tiên đi học, và được nghe các bạn các anh chị khóa trên chia sẻ, tôi bắt đầu hơn hoang mang, anh chị bảo là, bằng cấp chỉ là một phần thôi em nhé, rồi bạn tôi lại choảng câu,” tao chỉ cần bằng khá thôi”, bằng giỏi sau này thất nghiệp lại nhục lắm”. ôi bạn có hoang mang không, tôi đang là một đứa học giỏi cấp ba, và sự học giỏi đó khiến tôi đỗ đại học và mang lại niềm tự hào cho gia đình, nên đương nhiên rồi, tôi sẽ tin vào việc, nếu tôi học giỏi ở đại học, sau này tôi sẽ có công việc tốt, và nhiều cơ hội, nhưng mà những tư tưởng truyền tới tai tôi lúc đó đôi phần có làm tôi hoang mang về những niềm tin mình đang xây dựng. ơ thế không được cố gắng hết sức à, ơ thế cố gắng được bằng giỏi lại nhục nhã sao. Sẽ là hơi hoang mang đối với một cô bé đầu óc còn nguyên bản nhà quê như tôi lúc bây giờ.

Tôi có thực sự bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng đó không và tôi đã lựa chọn như thế nào? ngay trong chính nhóm bạn của tôi, bọn nó cũng truyền tai nhau, thôi học bằng khá thôi, quan trọng là kinh nghiệm mai này p/s: chúng nó đầu vào điểm cao hơn tôi, tôi nghĩ nếu chúng nó muốn được bằng giỏi thì cũng được thôi, nhưng dường như những tư tưởng của thế hệ đi trước, của báo đài đã khiến chúng tôi không còn nhận được cảm hứng để học thật giỏi như ngày cấp ba cố gắng để đỗ đại học vào trường điểm cao nữa. Hoang mang chứ?

Nhưng thật may tôi đã không bị hòa tan, tôi vẫn giữ quan điểm của mình, vì lúc đó tôi không có một sự trọng tâm nào hơn việc học, tôi rất tự hào về 3 năm cấp ba từ một đứa học trung bình vươn lên nhất lớp rồi đỗ đại học với 21.5 điểm 2010. thời đó vậy là cao rồi. Nên tôi vô cùng mong muốn 4 năm sinh viên tôi cũng được sống chọn vẹn và được nỗ lực được đền đáp như vậy. Tôi rất sợ cảm giác học làng nhàng, không thực sự nỗ lực, đến giờ vẫn sợ, cho tới hôm nay khi trải qua rất nhiều nấc thang học tập trong sự nghiệp, từ việc được bằng giỏi đại học, 8/8. kì học bổng, rồi học toeic 930/990 và làm cô giáo, tôi vẫn chưa ngừng khao khát về cảm giác tôi học tập hết mình quên ăn quên ngủ, đó mới thực sự là con người và cuộc sống mà tôi muốn có. Tôi cứ tưởng khi tôi nghèo không có tiền thì học là lựa chọn duy nhất, nhưng không, kể cả ngay bây giờ, tôi không phải là tay trắng, tôi vẫn luôn khao khát cảm giác học tập hết mình và điến đấu vì mục tiêu của mình. Đó là lúc tôi thấy mình đáng sống và một ngày của tôi có ý nghĩa nhất.

Rồi bạn biết đấy, mặc kệ bạn bè coi thường bằng giỏi,( không hẳn coi thường mà có thể với chúng nó bằng khá thôi để chúng nó tự cho rằng mình sẽ là người chú trọng tới kinh nghiệm thực tế, ở thời điểm đó, đứa nào chăm học, mọt sách quá có khi lại bị lên án vì kiểu lý thuyết và sao rỗng).  nhưng với tôi,

Có vài lý do khiến tôi muốn học giỏi.

  1. Tôi muốn được học bổng để đỡ học phí cho bố mẹ.
  2. Bố mẹ nghèo lắm, cả năm chẳng có niềm vui gì lớn cả, tôi muốn mỗi lần được học bổng sẽ gọi điện cho bố để bố mẹ có được hi vọng về cuộc sống hơn
  3. Cũng chẳng xinh đẹp nhà giàu gì cả, chỉ có một thứ duy nhất để có bạn bè, hoặc được tôn trọng đó là phải có giá trị nào đó. Tôi sợ bị khinh bỉ, giờ ra chơi các bạn xuống kí túc ăn bánh bao uống nước, tôi toàn phải từ chối, nếu mà cũng học dốt, lười học nữa thì cuộc sống của tôi không có năng lượng từ đâu nữa.
  4. Tôi thích học, thích cảm giác hiểu bài, thích cảm giác làm được bài, thích cảm giác ôn thi cả chiều và hiểu ra một vấn đề nào đó. Tôi nói thật là tôi rất sợ học dốt, sợ cảm giác không làm được bài mỗi khi đi thi, sợ kiểu tội lỗi, sợ kiểu mình kém cõi, sợ lắm. Đổi lại tôi thích cảm giác mỗi lần biết điểm trên hệ thống, mình là đứa điểm cao nhất.

5 Cho tới hôm nay, so với bạn bè trong nhóm, tôi là đứa duy nhất chưa kết hôn, nhưng tôi nghĩ tôi có hơn chúng nó vài thứ không phải tiền, đó là tôi vẫn giữ được tinh thần muốn học tập, tôi vẫn đang theo đuổi mục tiêu master tiếng Anh của mình, chưa muốn ngừng việc học, mấy đứa bạn bỉm sữa (tôi không bao giờ coi thường bạn mình nhé) giờ theo những gì tối thấy, chúng nó chỉ dừng lại ở một công việc ổn định và chăm sóc cho gia đình, thi thoảng than vãn chuyện chồng con, chuyện mẹ chồng, chuyện công ty đồng nghiệp, chuyện con ăn dặm, chuyện con khóc con quấy thôi.. Tất nhiên mỗi người có một hệ giá trị nhất đinh, nhưng tôi không còn thấy chúng nó đau đáu vì một điều gì đó nữa. Là tôi tôi sẽ cảm thấy hơi hụt hẫng, hơi lãng phí cho một cuộc sống mà chỉ xoay quanh gia đình và con cái. Tôi là đứa mê kiến thức và mê sự tiến bộ đến phát cuồng. Đến bây giờ tôi vẫn âm thầm cảm ơn bản thân mình ngày đó đã không bị hòa tan bởi những tư tưởng đám đông.

  1. Đúng là bằng giỏi thôi không thể đảm bảo chúng ta đã thành công. Nhưng chính vì tinh thần ham học, không ngừng vươn lên cố gắng mà tôi có được bộ não nhanh nhẹn như bây giờ. Nếu mà chúng ta không thực sự học, thì não chúng ta cũng không thực sự lao động,.não không lao động, một ngày nó sẽ không còn thông minh, và giống như chiếc xe đạp để lâu không đi nó sẽ bị rỉ.
  2. Đúng là bằng giỏi không đồng nghĩa với năng lực làm việc thực tế, nhưng một bạn đã có tinh thần cầu tiến, thì sau này đi làm, chúng ta vẫn giữ được tinh thần phong độ và thái độ học hỏi hồ hởi ở môi trường làm việc. Tôi được bằng giỏi, nhưng ngay lần đầu tiên đi làm cho một trung tâm tiếng Anh tôi đã luôn nhắc nhở mình quên đi cái mác học giỏi của mình. Vẫn thiển cận và cầu thị học chứ không nghênh ngang nghĩ mình giỏi rồi đòi hỏi này kia. Tôi chưa từng bị ai nói là” đừng tưởng học giỏi mà cái gì cũng biết”.

 

8 Đúng là bằng giỏi có rất nhiều người chạy grab, rất nhiều người không xin được việc. Nhưng cũng biết bao người học giỏi thành công mà sao không thấy ai nói để những đứa trẻ có niềm tin hơn về việc học. Rồi chúng ta vẫn có thể vừa học giỏi vừa có được kinh nghiệm thực tế và kĩ năng mềm mà chứ có phải chôn chân chỉ học học để cày học bổng đâu.

  1. Và quan trọng thứ mà tôi nghĩ mình có được nhất sau quá trình nghiêm túc học tập đó là: NĂNG LỰC TIẾP THU. Bạn biết không? niềm tin đến từ những gì bạn làm được, khi bạn liên tục được đền đáp bởi những cố gắng, bạn sẽ tin rằng, chỉ cần cố gắng hơn nữa sẽ có những cái xứng đáng hơn nữa. và cũng vì học tốt nên tôi tin, tiếng Anh lúc tôi còn rất kém, nhưng vì có niềm tin, các môn khác tôi học tốt nên môn này tôi cũng học được. Năng lực tiếp thu. Hãy nhớ điều đó.

10.Và với tôi còn một lý do cá nhân nữa. Tôi có chứng kiến tận mắt những người bạn của tôi than thở, thở dài mỗi giờ học trên giảng đường, chúng nó ngồi bấm điện thoại, kêu buồn ngủ, kêu đói, kêu mệt, và hỏi bao giờ hết giờ. Trông các bạn của tôi thật thiếu sức sống và uể oải. Chắc bạn cũng không khó hình dung ra cảnh này xung quanh hay trong chính lớp của bạn. còn với tôi, giá mà gia đình tôi có điều kiện một chút chắc tôi cũng cũng có quyền vô tư như vậy. Tôi luôn suy nghĩ như thế này: : khi con đang ngồi trên giảng đường học, có quạt trần và điều hòa mát. được trả học phí, thì bố mẹ con ở nhà đang làm gì, chắc là bố đang ngoài vườn bóc lá mía, mẹ đi cấy và bón phân, trời đỗ cơn mưa, trong lớp vẫn diễn ra bình thường, hoặc mua thì chúng con ở nhà ngủ, còn bố mẹ chắc đang chạy lúa, cào lúa, thu rơm, vội vã, chân đất và vã mồ hôi, nên dù trên lớp con có mệt hay buồn ngủ thì con cũng đang sướng chán so với bố mẹ. Nếu con coi thường bài học, coi thường môn  học đó, nếu con chỉ đến để điểm danh, thì không phải con đang rất coi thường học phí của bố mẹ sao?”

  1. Ở quê, bố mẹ tôi rất tự hào về tôi khi đỗ đại học, và tôi tin bố mẹ các bạn cũng vây, dù có thể ra ngoài Hà Nội này, bạn chẳng là gì so với xã hội cả, nhưng với bố mẹ, bạn là tất cả, mỗi lần có khách tới nhà, hỏi thăm con gái lớn, con gái thứ hai của bác học đâu, bố tôi kể về với giọng vẻ đầy tự hào, và tôi hiểu, bố rất tự hào và có nhiều hi vọng ở những gì tôi đang học. Tôi có thể coi thường tương lai của mình nhưng không thể coi thườn niềm hi vọng của bố của mẹ được.Đó chính là động lực để tôi chiến thắng những cơn đói, cơn buồn ngủ và những lúc uể oải trên giảng đường với những bài giảng khô khan của cô giáo.

12. Một lý do nữa khiến tôi nghiêm túc với việc học. Xưa bố tôi nổi tiếng học giỏi, nhưng vì gia đình nhà bà nội đông con và nghèo quá, bố học giỏi lắm, và rất khát khao đi học, nhưng không có xe để đi đường xa cộng với phải ở nhà phụ bà nuôi các em và bố phải nghỉ học, sau này lớn lên tôi mới thương bố đến nhường nào. Tôi thiết nghĩ, nếu mà bố được đi học, có lẽ cuộc đời bố đã khác, rồi chỉ dừng lại ở lớp 7, lấy vợ rồi làm nông thôi, nên khi mình có cơ hội được học mà mình không trân trong nó mình cảm giác rất có lỗi với bố, bố đã không được đi học và phải sống một cuộc đời rất vất vả mặc dù bố học giỏi như thế. Thậm chí hơn cả mình. Rồi chị gái mình trượt đại học, bố mẹ mình buồn lắm, nhưng vẫn quyết tâm cho chị được thoát ly cảnh nhà nông, cảm giác bố mẹ buồn hôm biết điểm chị, mình đã tự hứa là sẽ đỗ đại học hoành tráng và là niềm tự hào của bố mẹ.

Chúng ta rất dễ mắc bẫy của những cái nhìn chưa tổng quan của xã hội.

Có quá nhiều những bài báo, những bài báo nói về những tâm gương thành công mà không có bằng đại học, điều đó chỉ đúng một nửa, ở góc độ tích cực, nó truyền cảm hứng cho những người không có cơ hội đi học đại học, để họ cảm thấy có niềm tin về tương lai rằng nếu thực sự biết cố gắng, có nhiều con đường để thành công,  nhưng điều đó không có nghĩa là ai không học đại học đều thành công, hay bao những người có cuộc sống vất vả vì không học hành tới nơi tới chốn lại chưa được nhắc tới. Chúng ta dùng mạng xã hội, chúng ta cần chọn lọc và phân tích thông tin thật đúng. Đừng nhìn ở một góc độ.

Rồi biết bao tâm gương, nghèo vượt khó thành công nhờ việc đi học, thì lại ít người nhắc tới hay tại vì nó nhiều và nghiễm nhiên tới mức mọi người chỉ tập trung vào trường hợp siêu hiếm để giật tít, để thõa mãi cái lối tư duy ngược để được nổi bật của người viết thôi. Hơn hết điều đó nó đúng với mình và đa số những người bạn bè gia đình nhà nghèo như mình.  Ok cứ cho là còn nhiều con đường để thành công, và nhiều cũng không cần đại học, nhưng với đa số, đặc biệt là sinh viên của những gia đình nhà nghèo, khi mà cả bố cả mẹ đều không thể trang bị cho mình một nền tảng tư duy vững mạnh, rồi không hiểu đúng bản chất, đi làm công ty khu công nghiệp sớm, “bán lúa non” thì mình cũng không thấy mấy người có cuộc sống thực sự thay đổi. Chỉ có những người đủ năng lực được đi học, nhưng họ sớm tìm được đam mê của mình rồi bỏ dở đại học thì sẽ thành công, còn lười học và muốn chọn con đường kiếm tiền sớm, muốn ngại lao động trí óc, muốn nghỉ ngơi sớm. Cá nhân mình thấy ít người có sự đột phá. Hãy hiểu rõ về việc bỏ học vì đam mê và nghỉ học vì thiếu năng lực và ý chí vươn lên.

 

Trả lời